Cuộc đời Lưu_Kỳ_(Tam_Quốc)

Ban đầu Lưu Kỳ được Lưu Biểu yêu quý nhưng sau khi Lưu Biểu lại quý Lưu Tông, con người vợ lẽ là Thái phu nhân, em gái của tướng Thái Mạo

Trong chính quyền Kinh Châu, họ Thái nắm hết quyền hành. Lưu Kỳ cô lập phải dựa vào Lưu Bị. Sợ bị họ Thái làm hại, Lưu Kỳ hỏi mưu sĩ của Lưu BịGia Cát Lượng kế sách yên thân

Ban đầu Gia Cát Lượng không chịu nhưng sau Lưu Bị chỉ cho Kỳ mẹo lừa Gia Cát lên lầu và rút thang không cho xuống khi ấy Gia Cát Lượng mới chịu bày kế cho ông nên tránh ra ngoài để khỏi mang vạ. Gia Cát Lượng đem chuyện Trùng Nhĩ khi xưa nói với ông: "Quân bất kiến Thân sinh tại nội nhi nguy, Trùng Nhĩ cư ngoại nhi an hồ?" (Ý khuyên ông không nên ở lại Tương Dương, chữ Hán: "君不见申生在内而危,重耳居外而安乎?"). Gia Cát khuyên Kỳ lên Giang Hạ vì ở đó có nguồn lương thực dồi dào để nuôi binh,Kỳ đồng ý và xin Thái Mạo (lúc đó đang cùng Thái phu nhân chấp chính) Mạo đồng ý

Năm 208, Lưu Biểu hấp hối trong lúc Tào Tháo mang đại quân áp sát Kinh châu. Lưu Biểu sai người gọi Kỳ lúc đó đang ở Giang Hạ về nhưng do bị Thái Mạo không cho gặp ông đành thôi.

Lưu Biểu trước khi mất sai người gọi Lưu Bị đên muốn nhường Kinh Châu cho nhưng Lưu Bị không đồng ý.Lưu Biểu mất,Thái Mạo ung dung đưa cháu mình là Lưu Tông lên làm Kinh Châu mục. Khi Tào Tháo đánh vào Kinh châu, Lưu Tông theo lời Thái Mạo khuyên ngăn bèn ra hàng Tào Tháo[2].

Lưu Kỳ đóng quân ở Giang Hạ giáp ranh với Dương châu - tức Giang Đông của Tôn Quyền, đại quân Tào Tháo chưa tiến tới đó. Lưu Bị bị Tào Tháo dẫn 50 vạn đại quân đến đánh phải nhờ Gia Cát giúp rồi chạy khỏi Tân Dã, Cát Lương sai Quan Vũ tới Giang Hạ nhờ Lưu Kỳ, và tìm cách liên minh với Tôn Quyền chống Tào Tháo.

Sau khi Tào Tháo thua trận Xích Bích, Lưu Bị lấy danh nghĩa tôn Lưu Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu[3] để đóng quân ở Kinh châu phát triển lực lượng. Trong và sau trận Xích Bích, phía Đông Ngô tổn thất và tốn kém nhân lực hơn phía Lưu Bị nên không bằng lòng việc Lưu Bị chiếm mấy quận Kinh châu, nhưng vì Lưu Kỳ là con Lưu Biểu - người cai trị cũ của Kinh châu - nhân danh làm chủ Kinh châu nên phía Tôn Quyền đành phải chấp nhận.

Năm 209, Lưu Kỳ qua đời. Cuộc tranh chấp Kinh châu giữa Tôn QuyềnLưu Bị lại càng căng thẳng thêm.